Một loại vật liệu diệt dẻo mới
có khả năng tự hồi phục sau khi bị hư hại bằng cách phơi ánh sáng, thay
đổi nhiệt độ hoặc độ pH. Đặc biệt, trước đó nó chuyển sang màu đỏ để
cảnh báo về sự hư hại đó. Nghiên cứu này được công bố tại 1 Hội nghị của
Hiệp hội hóa học Hoa Kỳ.
Giáo sư Marek W. Urban của trường
University of Southern Mississippi – trưởng nhóm nghiên cứu – đã cho
biết: loại polymer đồng trùng hợp mới này mô phỏng khả năng tự liền lại
của làn da con người sau khi bị xây sát hoặc bị vết cắt, do đó, loại
polymer này mang lại khả năng tự sửa chữa bề mặt cho các thiết bị như
điện thoại di động, laptop và xe hơi.
Vật liệu nhựa thường rất khó hoặc không
thể sửa chữa lại sau khi đã bị xây sát hoặc nứt, nhưng hiện nay, nhựa
đang là vật liệu rất thông dụng và có mặt trong nhiều loại sản phẩm.
Việc tìm kiếm các loại nhựa tự sửa chữa đã trở thành ngày càng cấp thiết
do vật liệu nhựa đang có mặt ở hầu hết những cấu trúc quan trọng trong
chế tạo xe hơi, máy bay và bất kỳ hư hại nào của vật liệu nhựa cũng sẽ
khiến các tính chất về nhiệt, điện và âm của chúng thay đổi.
Rất nhiều loại vật liệu nhựa mô phỏng
những hệ sinh học. Một trong những phương pháp mô phỏng ấy là cấy những
viên capsule vào trong nhựa. Khi nhựa bị xây sát hoặc bị vết cắt,
capsule này sẽ mở ra và giải phóng những phần tử có khả năng sửa lại chỗ
hư hại. Một phương pháp khác được dùng cho 1 số loại nhựa nhất định mà
có thể tự “làm liền” lại chỗ hư hại bằng cách lợi dụng những thay đổi
của nhựa đối với những kích thích từ môi trường bên ngoài như nhiệt, ánh
sáng hoặc các tác nhân hóa học.
Thông thường, các loại nhựa có khả năng
tự hồi phục dựa trên các thành phần được cấy sẵn như vậy chỉ có thể tự
hồi phục một lần. Nhưng sản phẩm nghiên cứu của giáo sư Urban thì có thể
tự hồi phục rất nhiều lần. Quy trình chế tạo loại nhựa này cũng dựa
trên phản ứng trùng ngưng nên thân thiện với môi trường và giảm bớt chi
phí.
Giáo sư Urban cũng chỉ rõ rằng các hệ
sinh học có khả năng tự phục hồi mà chúng ta có thể nhìn thấy hoặc không
thể nhìn thấy: “Một số sự hồi phục mà ta có thể thấy bằng mắt thường
như sự hồi phục của làn da sau khi bị tổn thương, hoặc hình thành lớp vỏ
cây mới sau khi bị bóc lớp vỏ cũ. Nhưng cũng có những sự hồi phục mà
không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chẳng hạn như sự tự sửa chữa của hệ
thống ADN”.
Loại nhựa mà nhóm nghiên cứu của Giáo sư
Urban phát triển có liên kết phân tử nhỏ. Những liên kết này sẽ bị đứt
và thay đổi hình dạng khi polymer bị xây sát hoặc vỡ. Điều này dẫn đến
việc màu sắc của chi tiết nhựa bị thay đổi (do liên kết thay đổi hình
dạng, tạo thành những vết quanh nó). Các liên kết này có thể được tái
hình thành khi có sự thay đổi về nhiệt độ, độ pH hoặc được chiếu sáng.
Giáo sư Urban dẫn chứng ví dụ, cái chắn
bùn của xe hơi được làm từ vật liệu nhựa này, khi bị trầy thì có thể tự
hồi phục sau khi phơi ánh sáng mạnh. Các chi tiết của máy bay có thể
chuyển sang màu đỏ khi bị nứt để cảnh báo về hư hại. Các kỹ sư có thể
lựa chọn sửa lại hoặc thay thế hẳn chi tiết. Giáo sư Urban cũng cho biết
ứng dụng này có thể dùng trong các hệ thống vũ khí.
Đội nghiên cứu này đã nhận được tài trợ
từ Bộ quốc phòng Mỹ và hiện đang nghiên cứu chế tạo vật liệu nhựa có thể
làm việc ở nhiệt độ cao.
Nguồn: designnews.com
Lily Tran @ MES Lab., (biên dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét