Đóng băng tạo ra mối nguy hiểm trên tất cả các loại máy bay. Ước tính
tại Mỹ, có khoảng 12% các chuyến bay quân sự UAV bị hủy đột ngột do lo
ngại mối nguy hiểm từ băng khi bay. Theo truyền thống, cách giải quyết
là sử dụng hệ thống lưu thông khí nóng dải theo thân cánh máy bay, thiết
bị thổi khí phá băng hoặc dùng hóa chất làm tan băng. Tuy nhiên các
phương pháp này rất phức tạp, làm tăng trọng lượng máy bay và độc hại
với môi trường.
Các nhà khoa học Mỹ đã phát minh ra việc ứng dụng vật liệu mới để
không làm ngưng tụ nước trên bề mặt. Cơ chế mà các nhà khoa học áp dụng
là ngăn chặn và phòng bị hơn là đối phó với băng đá. Giáo sư Khoa Vật
liệu học, bà Joanna Aizenberg, cho biết: “Quá trình đóng băng bắt đầu
với những hạt nước tự do trong không khí tiếp xúc với bề mặt. Tuy nhiên,
rất ít người biết được điều gì đã xảy ra khi những hạt nước này tiếp
xúc với bề mặt ở nhiệt độ thấp.”
Các
nhà khoa học đã cho xem các video tốc độ cao ghi lại hình ảnh chuyển
động của những hạt nước siêu lạnh chạm vào bề mặt để người xem có cái
nhìn so sánh. Khi hạt nước lạnh tiếp xúc với bề mặt có cấu trúc nano,
ban đầu nó lan rộng ra nhưng sau đó quá trình này lập tức bị đảo ngược,
các hạt nước thu lại thành hình cầu và rơi ra khỏi bề mặt vật liệu trước
khi bị đông cứng. Ngược lại, với những bề mặt bình thường, hạt nước
tiếp tục bung ra, lan rộng và đông cứng lại.
So với các phương pháp truyền thống, cách tiếp cận mới sử dụng vật
liệu có cấu trúc nano khá hiệu quả, không độc hại và thân thiện với môi
trường.
Các nhà khoa học có thể phủ một lớp rất mỏng vật liệu này lên cánh
máy bay để không làm ngưng tụ băng ngay cả trong thời tiết khắc nghiệt
nhất.
Phát minh này không chỉ mở ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp
hàng không mà còn trong xây dựng dân dụng và công nghiệp mà ở đó các
tòa cao ốc, đường ống dẫn nhiên liệu hay cả một xa lộ không bị băng đá
bao phủ ngay cả trong trong điều kiện thời tiết lạnh lẽo nhất.
WMT @ MES Lab.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét