Một nhóm các nhà khoa học đến từ
trường đại học bang Iowa và đại học Wisconsin- Madison, Hoa Kỳ vừa tìm
ra 1 cấu trúc nguyên tử kích cỡ na nô mới trong thủy tinh kim loại thông
qua việc sử dụng các công cụ điện toán tiên tiến và kính hiển vi điện
tử quét truyền qua
Các phát hiện trong nghiên cứu này rất
hữu ích trong việc giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu trúc nguyên tử của
thủy tinh kim loại. Nhờ vào những hiểu biết này, các nhà sản xuất có thể
điều chỉnh các đặc tính của thủy tinh kim loại như khả năng kéo sợi,
khả năng thay đổi hình dạng dưới tác dụng của ứng lực mà không bị vỡ hay
biến dạng, khả năng hình thành thủy tinh mà không kết tinh.
Paul Voyles, nghiên cứu viên chính của
nhóm nghiên cứu cho biết, trong một cấu trúc thủy tinh cơ bản, các
nguyên tử được sắp xếp theo một thứ tự hỗn loạn, trong khi nhận thức vốn
đã phổ biến trong giới khoa học lại cho rằng: nguyên tử trong thủy tinh
kim loại chỉ có thể sắp xếp theo các dạng hình ngũ giác. Trái lại với
điều này, nhóm nghiên cứu của Voyle đã phát hiện trong thủy tinh kim
loại zirconium-đồng-nhôm các nhóm nguyên tử hình lục giác và hình vuông
cùng với các nhóm hình ngũ giác trong 1 khoảng không gian chỉ vài
nanomet.
Voyle cũng chia sẻ, cứ 1-3 nanomet thì
có gần 50 phân tử và cái cách chúng sắp xếp lần lượt với nhau là một
điều thật mới mẻ và thú vị. Nhóm nhiên cứu của Voyle đã sử dụng 1 kính
hiển vi điện tử quét truyền qua rất tiên tiến của trường đại học
Wisconsin-Madison để phân tích cấu trúc nguyên tử kích cỡ nano này.
Voyles giải thích rằng loại kính hiển vi này có thể tạo ra những chùm
tia electron có đường kính 2 nanomet, kích thước này là lí tưởng để đo
các chiều dài kích cỡ nano.
Sau đó, nhóm nghiên cứu đã kết hợp số
liệu phân tích từ kính hiển vi và các kĩ thuật điện toán tiên tiến để
thực hiện những mô phỏng giúp tái hiện chính xác các thí nghiệm.
Voyles còn cho biết sự kết hợp của 2 kĩ
thuật nêu trên đã giúp ích các nhà khoa học rất nhiều trong việc đưa ra
những giả thuyết về sự tạo nhóm kích cỡ na nô và đối xứng xoay. Nếu
chúng ta khám phá ra vai trò của cấu trúc trong việc chi phối các đặc
tính của thủy tinh kim loại và sự tham gia của các nguyên tố khác nhau
trong những cấu trúc mới này, thì các nhà nghiên cứu có thể điều chỉnh,
làm chủ những đặc tính này thông qua việc thay đổi thành phần cấu tạo
hoặc thay đổi tốc độ làm nóng và làm lạnh của 1 vật liệu để thu được 1
cấu trúc hữu dụng hơn nữa.
Bước nghiên cứu tiếp theo của nhóm là đo
lường các đặc tính của sự mô phỏng cấu trúc thủy tinh kim loại gần với
thực tế nhất để hiểu sâu hơn về những mối quan hệ giữa cấu trúc và các
đặc tính đó.
( Nguồn: http://www.azom.com/news.aspx?newsID=32986)Thiên Lý @ MES Lab., (biên dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét